Buôn Mê Thuột – Những đồn điền cà phê trăm năm

Nói đến Buôn Mê Thuột là không thể không nói đến vị đậm hương nồng của những ly cà phê thơm ngon bất hủ.

Và một khi đã nói đến những ly cà phê trên “thánh địa” của cà phê thì càng không thể không nhắc tới cội nguồn của nó. Đó chính là những đồn điền cà phê bạt ngàn trên vùng đất đỏ bazan mang dấu ấn trăm năm – một phần di sản vô giá trong lịch sử cà phê Buôn Mê Thuột.

Dấu ấn khởi đầu trên “thánh địa” cà phê

Cây cà phê được người Pháp du nhập vào nước ta năm 1857. Đầu tiên là giống cà phê Arabica được trồng thử ở một số tỉnh phía Bắc sau đó mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Với lợi thế là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ và có những ưu thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, cao nguyên Buôn Mê Thuột không những là nơi cây cà phê sinh trưởng tốt, mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, hương vị khác biệt so với nhiều vùng đất khác.

1475656704-4236-dien-ca-phe-tram-nam-5958353
Chính sự khác biệt đó là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của cà phê Buôn Mê Thuột và nơi đây đã sớm trở thành “thánh địa” của ngành cà phê toàn vùng Tây Nguyên và cả nước.

Bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, yếu tố lịch sử của ngành cà phê tại cao nguyên Buôn Mê Thuộc đã góp phần làm nên danh tiếng của những hạt cà phên trên vùng đất này.

Ngay từ lúc thăm dò để chuẩn bị xâm chiếm Tây Nguyên, các nhà thám hiểm và truyền giáo người Pháp xưa kia đã sớm nhận ra Buôn Mê Thuột không chỉ có vị trí địa lý chiến lược ở miền Nam Đông Dương mà còn có những tài nguyên hết sức quý giá có thể khai thác phục vụ chính quốc, trước hết là tài nguyên đất.

Nơi đây có loại đất mà nhà thám hiểm Yersin đã nhận định là loại đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê.

Những đồn điền cà phê đi cùng lịch sử

Dù có mặt ở Việt Nam từ rất sớm những mãi đến năm 1914, cây cà phê Arabica mới thực sự tạo dấu ấn tại Buôn Mê Thuột. Vào thời gian này, hai Công ty nông nghiệp lớn nhất Đắk Lắk đã được chính quyền Pháp cho phép thành lập. Đó là Công ty cao nguyên Đông Dương (Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois – CHPI) và Công ty Nông nghiệp An Nam (Compagnie Agricole D’asie – CADA).

1475656704-8200-dien-ca-phe-tram-nam-5959703
Hai Công ty này bao chiếm tới 30.000 ha đất, trải dài trên một vùng đất đỏ bazan rộng lớn dọc hai bên quốc lộ 21 từ Buôn Mê Thuột đến Km34 đường đi Nha Trang, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 66.000.000 france; trong đó diện tích cà phê trồng tập trung là 260 hecta (Công ty Cao nguyên Đông Dương có 135 hecta và Công ty Nông nghiệp An Nam có 125 hecta).

Lượng cà phê thu được lúc đó tuy còn rất ít nhưng cũng đã được đưa về chính quốc chế biến, tiêu thụ và đem lại kết quả không ngờ. Được trồng trên vùng đất tốt, khí hậu thích hợp ở độ cao từ 500m-600m, cây cà phê Buôn Mê Thuột đã cho ra sản phẩm vị đậm hương nồng tuyệt vời ngoài sự mong đợi của các công ty Pháp.

Các nhà rang xay tại Pháp lúc bấy giờ đánh giá chất lượng và hương vị tự nhiên của cà phê Buôn Mê Thuột thơm đặc trưng và thể chất đậm đà hơn hẳn cà phê Bờ Biển Ngà vốn đã nổi tiếng khắp Châu Âu. Vì vậy, nhiều nhà tư bản và chủ ngân hàng của Pháp quyết định đầu tư mở đồn điền ở Buôn Mê Thuột.

Ngày 12-2-1925, để tiếp tục hợp thức hoá việc khai thác đất đai ở Tây Nguyên, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về chế độ khai thác kinh tế ở Tây Nguyên.

Ngay sau đó, đã có thêm 26 đồn điền được thành lập ở khu vực Buôn Ma Thuột với tổng diện tích khai thác lên đến 200.000 ha (chủ yếu trên quốc lộ 21, nay là quốc lộ 26). Những đồn điền cà phê mang tên “Tây” như: Auger, Mercurio, Vererkene, Padovani, Herion, Hagen, Santé, Coronen, Rene Rossi… đã mọc lên như nấm thời đó.

1475656704-4959-dien-ca-phe-tram-nam-5959557
Đến năm 1931, tổng diện tích cà phê ở Buôn Mê Thuột đã lên đến 2.130 ha (riêng đồn điền CADA chiếm 1.000 ha), đứng thứ tư trong cả nước; trong đó 51% diện tích là cà phê Arabica, 33% cà phê Robusta, còn lại là cà phê Excelsa (cà phê mít).

Tuy nhiên, thời kỳ này bệnh gỉ sắt phát triển mạnh trên cây cà phê Arabica làm năng suất giảm đáng kể nên các chủ đồn điền Pháp lần lượt chuyển sang trồng loại cà phê Robusta (cà phê Arabica lúc này chỉ còn khoảng 1% diện tích) cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon hơn.

Chính vì vậy cà phê Robusta, được chọn lọc qua nhiều thập kỷ đã trở thành cây cà phê chủ lực ở vùng đất Buôn Mê Thuột nhờ khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Theo Baodatviet.vn

 

CÀ PHÊ VÀ CÁC KIẾN THỨC CĂN BẢN

CÁC CÁCH PHA CÀ PHÊ

1 Pha cà phê kiểu Drip Coffee   Pha cà phê kiểu Drip Coffee là một cách pha cà phê đơn giản, hiệu quả, được phương tây ưa chuộng. Drip Coffee sử dụng phương pháp nhỏ giọt bằng giấy lọc và một dụng cụ khá giống với phin cà phê của VN. Step 1 – Đun lượng nước...
Xem thêm

Hướng dẫn bảo quản cà phê

Hướng dẫn bảo quản cà phê   Hãy tưởng tượng, bạn có một ổ bánh mì, và bạn để ổ bánh mì đó qua hai ngày, ba ngày, rồi một tuần… liệu ổ bánh mì còn ngon như lúc mới nướng ? Không đề cập tới vấn đề sức khỏe nhưng bạn cũng biết dù ổ bánh mì đó còn ăn được thì nó cũng không...
Xem thêm

Rang cafe là gì ?

Rang cafe là gì ?   Rang cafe là quá trình cung cấp nhiệt biến hạt cà phê nhân thành hạt cà phê nâu hoặc đen mà chúng ta thường thấy. Hạt cà phê xanh vẫn có các chất acid, protein, cafein nhưng lại thiếu đi hương vị. Quá trình rang sẽ thúc...
Xem thêm

Các loại cafe trên thế giới

Các loại cafe trên thế giới   Cây cà phê cho ra những trái cà phê ngon nhất khi được trồng ở những vùng cao nguyên, nơi có khí hậu nhiệt đới và có đất đai màu mỡ. Bên cạnh điều kiện về vị trí địa lý, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng tới chất...
Xem thêm

KIẾN THỨC CÀ PHÊ TỔNG QUÁT

10 bước sản xuất hạt cafe từ khi gieo trồng   Để cà phê tỏa hương nồng nàn trong chiếc cốc trên tay bạn, hạt cafe đã phải trải qua một chặng đường rất dài. Mà trên con đường đó là công sức – mồ hôi – nước mắt của biết bao người nông dân. Hy vọng 10 bước sau sẽ giúp...
Xem thêm

Tiếng lòng HIEUcoffee - TOPTEA

https://www.foody.vn/ha-noi/top-tea-tra-sua-tran-chau/album-anh Đi tìm một hương vị riêng cho cuộc sống sau những vất vả, lo toan của đời thường vẫn là vị cà phê ngậm đắng bờ môi nhưng thanh tao biết bao dư âm thường nhật. Trong những vị của cuộc sống có lẽ vị đắng của cà phê là vị mà chúng ta...
Xem thêm

Kinh doanh quán cà phê tại sao thất bại? (Phần 2)

1)    Kỳ vọng quá nhiều: Mở quán café các bạn cứ nghĩ bán café sinh lời nhiều và làm dễ. Vì cái gì càng dễ làm thì càng dễ thất bại. Ai có vỗn sẵn cũng nghĩ tới việc mở quán café nên chưa dự trù kinh phí bù lỗ vài tháng thậm chí kéo dài cả năm. Sau 1, 2 tháng thấy lỗ là khẩn cấp lo...
Xem thêm

Kinh doanh quán cafe tại sao lại thất bại (Phần 1)

Kinh doanh quán CaFe là một ý tưởng không hề tồi và thị trường này thực sự là miếng bánh béo bở. Nhưng 70% quán cà phê đã đóng cửa trong năm đầu tiên, 20% trong số 30% còn lại cũng chưa chắc trụ được đến năm thứ ba. Vậy điều gì đã xảy ra ??? 1. Không khác biệt trong kinh doanh quán cafe Chắc hẳn...
Xem thêm

Cà Phê Và Những Trải Nghiệm - Phần 2

2 - Các giống cà phê phổ biến ở Việt Nam hiện nay, và văn hóa uống cà phê của Việt Nam; Ở Việt Nam hiện nay vẫn trồng chủ yếu là giống Robusta, chuẩn xk G1, G2...các thương hiệu cà phê trên thế giới họ mua về làm cà phê hòa tan, hoặc làm cà phê nền tỉ lệ - 7/3-8/2 .. để trộn với Arabica tạo thành...
Xem thêm