Cà phê “bẩn”: Bao giờ người Việt hết tự đầu độc chính mình?

 

Thông tin cà phê “bẩn” xuất hiện nhan nhản trên thị trường không khỏi khiến hàng chục triệu người tiêu dùng trong nước bất bình. Thật đau lòng khi người tiêu dùng các nước thì được thưởng thức cà phê “sạch” từ Việt Nam, còn người Việt Nam đang phải uống cà phê rởm, độn bột ngô, đậu tương và hóa chất.

 

Theo tin tức trên báo VnExpress, tại buổi tọa đàm “Cà phê bẩn – thực trạng và giải pháp” do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 20/7, ông Đinh Văn Mạnh, Phó đội trưởng Phòng 7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cho biết, tình trạng cà phê trộn hỗn hợp, đậu nành, nước nắm, hóa chất… đang ngày càng báo động. Từ 2012 đến nay, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phía Nam đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra và xử lý hơn 20 doanh nghiệp, thu hàng trăm tấn cà phê và phạt hàng tỷ đồng.

Qua quá trình phát hiện và thu giữ, Cục phát hiện có 4 hành vi cơ bản. Thứ nhất là cơ sở sản xuất pha trộn ngũ cốc, nước mắm, bắp, đậu nành với cà phê để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Trong đó, đa phần trên bao bì không ghi thành phần cấu thành.

Thứ 2, nhiều nơi sản xuất sử dụng 100% đậu nành mà không có hạt cà phê nào. Tiếp đó, có đơn vị ngoài trộn đậu nành còn sử dụng đường hóa học, rồi tạo độ đặc, sánh từ thuốc ký ninh. Đa phần các loại hóa chất và thuốc ký ninh này là những sản phẩm không rõ nguồn gốc và đóng trong các bình được người sản xuất mua ở chợ Kim Biên.

Cuối cùng, để tránh “tai mắt” của cơ quan quản lý và người tiêu dùng, đa số các cơ sở sản xuất “đóng quân” tại nơi vắng vẻ, ít người để ý. Nhà xưởng của họ khá manh mún, đa phần sản xuất thủ công với các dụng cụ cuốc, xẻng, công cụ rang xay thô sơ kém vệ sinh, nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm rất cao. Khi bị bắt, hầu hết nhà sản xuất khai những sản phẩm này đa phần tiêu thụ ở thị trường miền Tây, Campuchia, cà phê cóc, vỉa hè…

ca-phe-ban-bao-gio-nguoi-viet-het-tu-dau-doc-chinh-minh

Cận cảnh xưởng sản xuất cà phê trộn đậu nành, pha nước mắm, thêm phụ gia trong điều kiện mất vệ sinh thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, TPHCM. (Ảnh: VTC News).

Sau 3 đợt khảo sát từ tháng 4 đến đầu tháng 7/2016 trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine.

Riêng trong tháng 6 đến tháng 7, hội này cũng tổ chức khảo sát 253 mẫu cà phê cho kết quả 30,04% có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1g trên lít), trong đó có 5 mẫu hoàn toàn không chứa caffeine. Các mẫu này đều được tìm thấy từ các điểm bán quen thuộc hằng ngày là các quán cà phê vỉa hè, quán cóc và cà phê bệt. Đáng chú ý, thực trạng khảo sát số lượng có kết quả caffein không có và rất nhỏ trên tổng các quán cà phê xe đẩy, căng tin bệnh viện, vỉa hè, lên tới gần một nửa (47,54%).

Trước đó, tháng 5/2016 một khảo sát nhanh khác trên 25 mẫu nước cà phê tại TP HCM và Bình Dương cũng phát hiện 2 mẫu hoàn toàn không có caffeine.

Ngày 25/6/2016, Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng) công bố có 2 mẫu không có hàm lượng caffeine trong 100 mẫu cà phê bột tại các cơ sở sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 28/100 mẫu có hàm lượng caffeine dưới 1,0% (không đạt yêu cầu).

 

Thực trạng trên cho thấy, nhiều nhà kinh doanh đang “bịt mắt” người tiêu dùng, cung cấp những ly cà phê kém chất lượng, thậm chí không phải là cà phê. Ấy vạy mà người dân chúng ta vẫn coi đó là ly "cà phê chuẩn"

Đáng báo động hơn, theo PGS TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Trong đó, đối với các nguyên liệu phối trộn với cà phê như bắp, đậu nành, đậu tương nếu đảm bảo vệ sinh sẽ rất an toàn, nhưng nếu là những nguyên liệu bị ẩm mốc, sản phẩm biến đổi gene thì rất độc hại và nguy cơ gây ung thư khá cao. Do vậy ông Thịnh đề nghị các cơ quan chức năng khi quản lý thì cần quản lý từ khâu đầu nguồn. Còn với doanh nghiệp, cần minh bạch thông tin thành phần cấu tạo nên sản phẩm cà phê trên bao bì để người tiêu dùng biết.

Về phía Vinastas, cơ quan này đề nghị cơ quan quản lý cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, sớm bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn cà phê, thanh tra kiểm tra thường xuyên. Còn người tiêu dùng, nên tẩy chay những sản phẩm không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.

Thông tin trên VTC News, theo một nghiên cứu mới đây cho thấy người Việt Nam trung bình uống khoảng 1 ly cà phê/ ngày. Nếu 365 ngày một năm uống những thứ không phải là cà phê, mà là hóa chất, thuốc ký ninh, đậu nành rang cháy thì sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe là một bài toán khó lường.

Theo thống kê từ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk, kết quả nghiên cứu mới đây trên 27 mẫu cà phê bột và cà phê hòa tan của 30 cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh cho thấy, ngoài nguyên liệu cà phê nhân thì có trên 70% số cơ sở dùng thêm đậu nành, bắp, đậu đỏ, caramel, hương liệu cà phê, bột va ni, rượu, bơ các loại, và có cả… nước mắm để sử dụng cho chế biến cà phê.

Tuy nhiên, tỉ lệ cà phê nhiều hay ít, các thành phần còn lại gồm những chất độn gì thì gần như không được kiểm tra, bóc tách để phân biệt.

Nhiều cơ sở chế biến nhỏ vì lợi nhuận và cả thiếu hiểu biết trong vấn đề an toàn thực phẩm mà sản xuất ra những sản phẩm không tốt, thậm chí mang tính độc hại. Họ rang đậu nành cháy để lấy độ đậm đắng và vị chát được lấy từ nhân cau để tăng thêm phần phấn khích khi uống cà phê.

Ngoài ra còn có chất CMC làm keo, giúp cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt; bột tạo bọt trắng chỉ cần khuấy nhẹ là ly cà phê tràn bọt ngay; caramen tạo mùi muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có…

Nghịch cảnh cà phê

Thông tin trên báo An ninh Thủ đô, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, cà phê không có caffeine (hoặc có nhưng hàm lượng thấp) là loại cà phê độn ngũ cốc rang cháy, trộn thêm hương liệu. Nguyên liệu để làm cà phê giả là ngô và đậu tương.

Bởi hạt ngô, đậu tương tạo ra loại bột tương đối giống cà phê. Đồng thời, sau khi được rang, các loại hạt này cũng tạo nên độ thơm, ngậy nhất định. Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, đáng sợ nhất khi sử dụng các loại cà phê “rởm” này là hóa chất và tinh dầu tạo hương không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP.

Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không chỉ dễ dẫn tới kháng thuốc mà còn rất độc cho gan.

ca-phe-ban-bao-gio-nguoi-viet-het-tu-dau-doc-chinh-minh

Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào đậu nành rang biến thành màu cà phê. (Ảnh: Vietnamnet).

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Cụ thể, khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs… là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.

Ngoài ra, chất tạo bọt sodium lauryl sunlfate là loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu… chỉ được dùng trong công nghiệp với liều lượng cho phép do độc hại và có nguy cơ gây ung thư.

Tương tự, chất CMC (Carboxymethyl Cellulose) nếu dạng công nghiệp cũng chứa tạp chất, các kim loại nặng làm vô sinh và có nguy cơ gây ung thư. Đường hóa học sodium cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường cũng có nguy cơ gây ung thư, gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ…

Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.

Trong khi đó, “hóa chất không rõ nguồn gốc” lại là thứ dễ mua, dễ bán nhất tại chợ hóa chất Kim Biên, TP HCM trong suốt nhiều năm qua. Nơi đây được xem như nơi cung ứng hóa chất công nghiệp và hóa chất thực phẩm lớn nhất nhì tại Việt Nam. Từ công khai đến bán công khai và nay là trá hình với mức độ tinh vi và trắng trợn hơn, chợ “thần chết” Kim Biên vẫn đang là nỗi “ám ảnh” của người dân thành phố.

Đánh giá về vấn đề cà phê bẩn tại Việt Nam, ông William Robert Frith Jr – Chuyên gia quốc tế về kiểm soát chất lượng cà phê ở Mỹ cũng nhận định: “Tại Việt Nam, nhiều người không đủ khả năng để đánh giá chất lượng một ly cà phê “chuẩn”, vì vậy họ chỉ quan tâm đến giá cả. Vì quá tập trung vào giá thành thấp, nên nhiều công ty sản xuất đã “đi đường tắt” và làm cho sản phẩm của họ trở nên rẻ hơn – nghĩa là làm cắt giảm phần cà phê, hòa trộn với các loại hạt khác (bị rang cháy), hoặc thêm hương vị làm giảm chất lượng cà phê. Tất cả những điều này tạo ra “sản phẩm cà phê” chứ không còn là cà phê thật”.

Thông tin cà phê rởm xuất hiện nhan nhản trên thị trường không khỏi khiến hàng chục triệu người tiêu dùng trong nước bất bình. Lâu nay, Việt Nam vốn là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, chỉ sau Brazil. Mặt hàng cà phê hàng năm đều mang lại giá trị xuất khẩu lớn, từ 2-3 tỷ USD cho ngành nông nghiệp. Vậy mà người tiêu dùng trong nước phải bỏ tiền uống cà phê rởm.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, xuất khẩu cà phê trong tháng 6 năm 2016 ước đạt 158.000 tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2016 đạt 985.000 tấn và 1,71 tỷ USD, tăng 39,8% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thật đau lòng khi người tiêu dùng các nước thì được thưởng thức cà phê “xịn” từ Việt Nam, còn người Việt Nam đang phải uống cà phê rởm, độn bột ngô, đậu tương và hóa chất.

Theo: doisongphapluat

Cà phê chuẩn

CÀ PHÊ VÀ CÁC KIẾN THỨC CĂN BẢN

CÁC CÁCH PHA CÀ PHÊ

1 Pha cà phê kiểu Drip Coffee   Pha cà phê kiểu Drip Coffee là một cách pha cà phê đơn giản, hiệu quả, được phương tây ưa chuộng. Drip Coffee sử dụng phương pháp nhỏ giọt bằng giấy lọc và một dụng cụ khá giống với phin cà phê của VN. Step 1 – Đun lượng nước...
Xem thêm

Hướng dẫn bảo quản cà phê

Hướng dẫn bảo quản cà phê   Hãy tưởng tượng, bạn có một ổ bánh mì, và bạn để ổ bánh mì đó qua hai ngày, ba ngày, rồi một tuần… liệu ổ bánh mì còn ngon như lúc mới nướng ? Không đề cập tới vấn đề sức khỏe nhưng bạn cũng biết dù ổ bánh mì đó còn ăn được thì nó cũng không...
Xem thêm

Rang cafe là gì ?

Rang cafe là gì ?   Rang cafe là quá trình cung cấp nhiệt biến hạt cà phê nhân thành hạt cà phê nâu hoặc đen mà chúng ta thường thấy. Hạt cà phê xanh vẫn có các chất acid, protein, cafein nhưng lại thiếu đi hương vị. Quá trình rang sẽ thúc...
Xem thêm

Các loại cafe trên thế giới

Các loại cafe trên thế giới   Cây cà phê cho ra những trái cà phê ngon nhất khi được trồng ở những vùng cao nguyên, nơi có khí hậu nhiệt đới và có đất đai màu mỡ. Bên cạnh điều kiện về vị trí địa lý, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng tới chất...
Xem thêm

KIẾN THỨC CÀ PHÊ TỔNG QUÁT

10 bước sản xuất hạt cafe từ khi gieo trồng   Để cà phê tỏa hương nồng nàn trong chiếc cốc trên tay bạn, hạt cafe đã phải trải qua một chặng đường rất dài. Mà trên con đường đó là công sức – mồ hôi – nước mắt của biết bao người nông dân. Hy vọng 10 bước sau sẽ giúp...
Xem thêm

Tiếng lòng HIEUcoffee - TOPTEA

https://www.foody.vn/ha-noi/top-tea-tra-sua-tran-chau/album-anh Đi tìm một hương vị riêng cho cuộc sống sau những vất vả, lo toan của đời thường vẫn là vị cà phê ngậm đắng bờ môi nhưng thanh tao biết bao dư âm thường nhật. Trong những vị của cuộc sống có lẽ vị đắng của cà phê là vị mà chúng ta...
Xem thêm

Kinh doanh quán cà phê tại sao thất bại? (Phần 2)

1)    Kỳ vọng quá nhiều: Mở quán café các bạn cứ nghĩ bán café sinh lời nhiều và làm dễ. Vì cái gì càng dễ làm thì càng dễ thất bại. Ai có vỗn sẵn cũng nghĩ tới việc mở quán café nên chưa dự trù kinh phí bù lỗ vài tháng thậm chí kéo dài cả năm. Sau 1, 2 tháng thấy lỗ là khẩn cấp lo...
Xem thêm

Kinh doanh quán cafe tại sao lại thất bại (Phần 1)

Kinh doanh quán CaFe là một ý tưởng không hề tồi và thị trường này thực sự là miếng bánh béo bở. Nhưng 70% quán cà phê đã đóng cửa trong năm đầu tiên, 20% trong số 30% còn lại cũng chưa chắc trụ được đến năm thứ ba. Vậy điều gì đã xảy ra ??? 1. Không khác biệt trong kinh doanh quán cafe Chắc hẳn...
Xem thêm

Cà Phê Và Những Trải Nghiệm - Phần 2

2 - Các giống cà phê phổ biến ở Việt Nam hiện nay, và văn hóa uống cà phê của Việt Nam; Ở Việt Nam hiện nay vẫn trồng chủ yếu là giống Robusta, chuẩn xk G1, G2...các thương hiệu cà phê trên thế giới họ mua về làm cà phê hòa tan, hoặc làm cà phê nền tỉ lệ - 7/3-8/2 .. để trộn với Arabica tạo thành...
Xem thêm