Văn hóa cà phê vòng quanh Thế Giới (Phần 3) - Thổ Nhĩ Kỳ
Không thể biết chính xác người Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu dùng cà phê và có cách pha chế đặc trưng của mình từ khi nào nhưng theo những nhà làm sử của nước này thì ghi nhận rằng: Cà phê đã được đưa vào Istabul từ khoảng những năm 1519 -155 theo sau những người lái buôn Syrian.
Cà phê phát triển và trở nên phổ biến thực sự khi quán cà phê đầu tiên của thế giới được mở tại Istabul vào năm 1575. Tại đây, cà phê được coi như “một loại sữa của những người chơi cờ và những người làm việc đầu óc”.
Cà phê được chuẩn bị trong một cái bình nhỏ; nước, cà phê, đường được hòa trộn và đun sôi lên tới một nhiệt độ nhất định, cà phê được rót ra mời khách….. Phương thức chuẩn bị cà phê theo hình thức này được xem là có nguồn gốc từ Damacus và được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ của Đế chế.
Muốn tận hưởng được một ly cà phê ngon, pha chế đúng theo cách của người Thổ Nhĩ Kỳ, bạn cần phải hết sức chậm rãi và thư thái. Đây không phải là một loại cà phê mà bạn vừa có thể đi, vừa thưởng thức giống như việc dùng cà phê ở các nước Phương Tây bởi: cà phê được chuẩn bị và phục vụ hết sức cầu kỳ ngay khi trên bếp và cà phê còn nóng, trong những tách khá nhỏ gọn, và buộc bạn phải ngồi xuống, hớp từng ngụm thì mới có thể cảm nhận được từng làn hương thơm quyến rũ của cà phê, vị rất đặc trưng từ cách pha chế hết sức đặc biệt này. Thông qua cách thưởng thức, Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đào luyện cho bạn sự kiên nhẫn. Nhưng nó sẽ rất giá trị cho sự chờ đợi của bạn. Chính khoảng thời gian này sẽ làm cho đầu óc của bạn được thư thái, tỉnh táo chuẩn bị cho việc thưởng thức.
Người Thổ cũng như người Ả Rập khi xưa có thói quen xay mịn cà phê rang, nấu lên uống cả bột cà phê; bộ ấm pha cà phê của họ khá lớn, bằng đồng, được thiết kế khá tinh xảo với những hoa văn đẹp trên thân ấm.
Nguồn: Sưu Tầm